Ung thư phổi (u phổi) là một loại bệnh lí ác tính bắt đầu từ phổi. Phổi là hai cơ quan xốp trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi bạn hít vào và thải ra carbon dioxide khi bạn thở ra.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới.
Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất, mặc dù bệnh cũng có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nguy cơ u phổi tăng lên theo thời gian và số lượng điếu thuốc bạn đã hút. Nếu bạn bỏ thuốc lá, ngay cả sau khi đã từng hút thuốc trong nhiều năm, khả năng phát triển ung thư phổi của bạn có thể giảm đáng kể.
Giai đoạn giúp xác định kế hoạch điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị cho bạn.
Hệ thống phân loại TNM
Giai đoạn ung thư phổi của bạn được xác định bởi sự kết hợp của ba yếu tố sau đây:
- T – Kích thước và vị trí khối u
- N – Sự tham gia của hạch bạch huyết khu vực. Các hạch bạch huyết là các cơ quan của hệ thống miễn dịch hình quả bóng nhỏ phân bố khắp cơ thể. Điều quan trọng là phải biết liệu u phổi đã di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh phổi hay chưa.
- M – Tình trạng di căn. Tình trạng di căn đề cập đến những cơ quan nào mà ung thư đã di căn.
Các giai đoạn ung thư
Các giai đoạn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có từ một đến bốn, thường được biểu thị bằng số La Mã (0 đến IV). Giai đoạn ung thư càng thấp, ý chỉ ung thư càng ít di căn.
Ung thư phổi tế bào nhỏ được mô tả bằng hai giai đoạn: hạn chế và lan rộng. U phổi giai đoạn hạn chế chỉ ở một phổi hoặc ở mô lân cận. U phổi giai đoạn lan rộng đã lan đến mô bên ngoài phổi. Chúng là phổi đối diện hoặc các cơ quan ở xa.
Hút thuốc gây ra phần lớn các trường hợp ung thư phổi – cả ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng bệnh cũng xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc và ở những người không bao giờ tiếp xúc lâu với khói thuốc. Trong những trường hợp này, có thể không có nguyên nhân rõ ràng của ung thư phổi được xác định.
Triệu chứng hô hấp
Nhiều người bị ung thư phổi không có triệu chứng cho đến khi bệnh ở giai đoạn muộn. Bởi vì một khối u có thể phát triển trong phổi mà không gây đau hoặc khó chịu. Khi các triệu chứng xuất hiện, tuy khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể bao gồm:
- Ho không thuyên giảm và trở nên nặng hơn theo thời gian
- Khàn tiếng
- Đau ngực liên tục
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Nhiễm trùng phổi thường xuyên như viêm phế quản hoặc viêm phổi
- Ho ra máu
Triệu chứng khác:
- Giảm cân
- Ăn mất ngon
- Nhức đầu
- Đau xương hoặc gãy xương
- Xuất hiện các cục máu đông
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào trong số này. Nếu bạn nghĩ rằng mình có nguy cơ bị u phổi, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tầm soát.
Một số người không may bị chẩn đoán nhầm trong một thời gian dài vì các triệu chứng của họ giống với các chẩn đoán khác như viêm phổi, dị ứng hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, hãy kiên trì đến gặp bác sĩ. Chỉ bạn hiểu rõ cơ thể mình nhất và việc kiên trì có thể cứu sống bạn.
Điều kiện xét nghiệm:
Cách chẩn đoán ung thư phổi ở mỗi người là khác nhau. Đội ngũ y tế của bạn chọn các xét nghiệm dựa trên một số yếu tố:
- Tiền sử bệnh của bạn
- Các triệu chứng của bạn
- Kết quả khám sức khỏe của bạn
Xét nghiệm hình ảnh học:
Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh giúp tìm ra ung thư. Các xét nghiệm hình ảnh tạo ra hình ảnh mô phỏng bên trong cơ thể bạn. Những hình ảnh này giúp các bác sĩ tìm ra bệnh ung thư phổi, xem liệu nó đã di căn hay chưa. Sau đó đánh giá xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không hoặc tìm ra bệnh ung thư tái phát sau khi điều trị. Các kiểm tra này bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)
- Xạ hình xương
Thủ thuật:
Để xem liệu điều gì đó đáng ngờ có thực sự là u phổi hay không, bác sĩ phải nghiên cứu mô hoặc chất lỏng từ hoặc xung quanh phổi. Nhiều quy trình khác nhau cho phép các bác sĩ óc tách các tế bào khỏi cơ thể và xem xét chúng dưới kính hiển vi để xác định xem chúng có phải là ung thư hay không. Các kiểm tra này bao gồm:
- Nội soi phế quản sinh thiết
- Siêu âm nội phế quản (EBUS)
- Siêu âm thực quản qua nội soi (EUS)
- Nội soi trung thất và cắt trung thất
- Nội soi lồng ngực
- Nội soi lồng ngực hoặc sinh thiết phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video (VATS)
- Xét nghiệm tế bào đờm
- Sinh thiết kim nhỏ (FNA)
- Sinh thiết mở
Thử nghiệm dấu ấn sinh học:
Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu khối u phổi của bạn nên được kiểm tra để tìm những thay đổi DNA nhất định. Các xét nghiệm này – đôi khi được gọi là xét nghiệm phân tử, dấu ấn sinh học hoặc bộ gen – tìm kiếm những thay đổi (đột biến) trong DNA của khối u và đánh giá mức độ của các protein cụ thể có trong khối u. Khi các bác sĩ có thông tin này, họ có thể đề xuất phương pháp điều trị nhắm vào đột biến có trong tế bào.
Tất cả các lựa chọn điều trị ung thư phổi đều có những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn. Các lựa chọn của bạn dựa trên loại ung thư bạn mắc phả; giai đoạn bệnh và mục tiêu điều trị ung thư của bạn.
Khi các bác sĩ đã thành lập hồ sơ bệnh của bạn, họ sẽ giới thiệu cho bạn một hoặc sự kết hợp các phương pháp sau:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị liệu
- Liệu pháp nhắm mục tiêu
- Liệu pháp miễn dịch
- Các thử nghiệm lâm sàng
- Chăm sóc hỗ trợ / giảm nhẹ
- Liệu pháp điều trị ung thư phổi bổ sung và thay thế
Mỗi lựa chọn điều trị u phổi đều có những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra. Hầu hết các tác dụng phụ có thể được kiểm soát khá tốt. Nhưng bạn nên xem xét tất cả các khả năng khi kiểm tra các lựa chọn điều trị ung thư của mình.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Đối với một số người, điều này có nghĩa là ăn đủ calo để tránh giảm cân và đối với những người khác, nó có thể có nghĩa là giảm cân một cách an toàn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định mức cân nặng phù hợp.
- Nạp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần, chủ yếu là từ thực phẩm nếu có thể. Đó là protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nước.
- Tránh các loại thực phẩm khiến tác dụng phụ điều trị ung thư phổi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, táo bón và lở miệng.
ThS. BS. CKI Trần Quốc Phong